Tứ sắc là một trong những trò chơi bài dân gian nổi tiếng ở miền Trung và miền Nam Việt Nam. Chính vì thế mà không phải ai cũng biết cách chơi bài tứ sắc. Vậy nên trong bài viết dưới đây experimentaljelly.com chúng tôi sẽ chia sẻ đến anh em một số kinh nghiệm chơi bài dễ hiểu nhất.
I. Bài tứ sắc là gì?
Bài tứ sắc hay còn được gọi là bài bốn màu, đây là một dạng game bài rất phổ biến ở miền Trung và miền Nam Việt Nam. Nói một cách đơn giản thì bài tứ sắc là một trong những dạng bài biến thể của tam cúc.
Thông thường, bài tứ sắc sẽ có hình chữ nhật và được làm bằng bìa cứng. Một bộ bài tứ sắc sẽ có tướng, sĩ, tượng, xe pháo, mã và tốt. Lý do game bài này có tên tứ sắc là bởi mỗi đạo quân có 16 con được chia thành 4 màu chính là xanh, đỏ, vàng và trắng.
II. Hướng dẫn cách chơi bài tứ sắc đơn giản
Nhiệm vụ của người chơi là cần sắp xếp các lá bài sao cho có thể kết hợp thành những tay bài hợp lệ. Đồng thời người chơi cũng cần loại bỏ các lá bài rác, lá bài lẻ để đảm bảo bộ bài của mình dễ đánh nhất.
Mặc dù cách chơi bài này nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế để có thể chơi tham gia vào game bài này, anh em cần phải nằm được nhiều yếu tố khác như luật chơi, cách tính điểm…
1. Cách chia bài tứ sắc
Để có thể chơi được bài tứ sắc, bạn cần phải có ít nhất là 2 người chơi và tối đa là 4 người. Điều này có nghĩa là bạn có thể chơi 2 người, 3 người hoặc 4 người. Thường thì cách chơi bài tứ sắc đẹp nhất là với 4 người, mỗi người sẽ được chia 20 quân bài; người cầm cái sẽ được chia 21 lá bài. Số lá bài còn thừa sẽ được úp xuống đặt ở giữa và được gọi là bài Nọc.
2. Cách đánh bài tứ sắc
- Người cầm 21 lá bài sẽ được gọi là người cầm cái và ván bài sẽ bắt đầu từ người này. Người cầm cái sẽ chọn một lá bài trên tay và ném xuống. Lá bài đã được ném xuống gọi là bài tỳ.
- Với lá bài tỳ này, người chơi kế tiếp có thể chọn ăn hoặc không ăn. Nếu trên tay có nhóm bài hợp lệ thì người chơi có thể ăn; nếu không ăn thì người này sẽ bốc thêm 1 lá bài và mất lượt chơi.
- Còn đối với những người ăn lá bài tỳ thì họ sẽ vứt lá rác xuống và bắt đầu ván bài theo quy luật tiếp theo.
- Tuy nhiên trong một số trường hợp, khi người chơi không có lá bài hợp lệ để ăn thì vẫn có thể chọn ăn. Mục đích của việc ăn là xếp bài mình tròn một cách nhanh nhất. Ai xếp tròn nhanh nhất thì sẽ về nhất. Thế nhưng, khi người chơi thực hiện chơi nhưng không có ai về nhất, bài Nọc chỉ còn 7 lá thì ván bài đó được xem là hòa.
III. Luật chơi bài tứ sắc như thế nào?
Nếu muốn chơi bài tứ sắc giỏi, không bị thua thì người chơi cần nắm được luật chơi như sau:
1. Luật ăn quân trong bài tứ sắc
Người chơi bài tứ sắc bắt buộc phải tuân thủ luật chơi nếu muốn ăn quân hay thả lá bài rác. Đối với những trường hợp có nhiều luật chơi cùng xuất hiện thì người chơi sẽ tính theo trình tự dựa vào mức độ ưu tiên của luật. Cụ thể:
- Người thắng: người chơi không có quận nếu có thể ăn lá bài tỳ để làm tròn bài và giành chiến thắng.
- Khạp: trong game bài tứ sắc, khạo sẽ không bị phá. Người chơi cũng không được dùng các lá bài trong khạp chung với những lá bài khác để tạo thành nhóm. Trường hợp lá bài tỳ của bạn trùng với quân bài trong khạp thì người có khạp sẽ phải ăn lá bài Tỳ để tạo thành Khui và giành quận chơi.
- Không thêm rác: Lá bài vứt đi phải là lá bài rác và sau khi vứt bài rác thì số lượng bài rác trên tay người chơi phải giảm. Đồng thời, khi ăn bài thì lượng bài rác trên tay người chơi không thể tăng lên.
2. Luật tính điểm bài tứ sắc
Cách tính điểm để tìm người thắng trong game bài tứ sắc cũng rắc rối như cách chơi vậy. Cụ thể như sau:
- Đôi là được 0 lệnh
- Trướng là được 1 lệnh
- 3 con khui là được 1 lệnh
- 4 con khui là được 6 lệnh
- Khạp là được 3 lệnh
- Quằn là được 8 lệnh
- Bốn chốt khác màu là được 4 lệnh
- Tới là được 3 lệnh
Bạn nên nhớ điều này với số lệnh trên tay khi kết thúc ván bài phải là số lẻ, nếu trường hợp người chơi kết thúc là số chẵn thì bạn đã chơi sai luật của bài tứ sắc và sẽ bị phạt. Như vậy, mỗi nước đi bạn cần phải tính toán thật kỹ để chơi bài tứ sắc đúng luật và giành được chiến thắng.
3. Luật đền trong bài tứ sắc
Người chơi bài tứ sắc cần phải đánh sao cho giảm được nhiều nhất số bài rác trên tay và tới. Mỗi người chơi trên bàn đề có những quyền hạn như nhua, vì thế bạn sẽ bị phạt nếu như có người chơi khác phá bài của bạn hoặc bạn phá bài của người khác.
Sau khi đã ăn tỳ, nếu bạn vứt lá bài rác thì phải vứt con rác xấu nhất. Đó là con bài không thể giúp bạn tạo thành nhóm bài hợp lệ. Trường hợp bạn không có lá bài xấu nhất thì sẽ bị phạt bằng cách chung tiền thay cho người thua.
IV. Mẹo chơi bài tứ sắc hay, hiệu quả
- Đối với game bài tứ sắc, khâu đợi bài tới có vai trò rất quan trọng. Để có thể nắm được phần thắng, thì người chơi cần phải trải qua 1 trong 2 tình huống. Đó là tới bài lúc bài chẵn và tới bài lúc bài chờ vào chẵn, lẻ nhưng lại hết lá bài rác.
- Đối với trường hợp đầu tiên, người chơi chỉ cần là người rút bài Nọc là được con tướng sẽ toàn thắng. Nếu không người chơi cũng có thể suy đoán theo nước khác đó là giữ 2 con bài của bộ bài chẵn của người đánh cho mình.
- Còn với trường hợp còn lại thì được gọi là có đủ chẵn lẻ, lúc này bạn chỉ cần đợi lá bài thích hết rác và tới. Tuy nhiên, khi lấy được thẻ bài chẵn hay lẻ thì bạn đều phải đặt dưới chiếu để mọi người cùng quan sát chứ không được phép cất đi.
- Lưu ý khi chơi bài tứ sắc, ngoài cách tính toán thì bạn cũng nên dò xét đối thủ bằng những đòn tâm lý. Đương nhiên bạn phải là người có tâm lý vững vàng hơn cả.
Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về cách chơi bài tứ sắc dành cho các anh em tân binh. Nhìn chung đây là game bài khá phức tạp nhưng cũng rất thú vị. Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một game bài có tính thách thức thì đừng bỏ lỡ bài tứ sắc nhé.