Vấn nạn Hooligan ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần thể thao của môn bóng đá nhưng vẫn có nhiều người chưa nắm được thực tế Hooligan là gì? Nguồn gốc của cụm từ này? Vậy hãy theo dõi bài viết dưới đây của experimentaljelly.com để có cho mình những thông tin cơ bản về thuật ngữ phổ biến trong bóng đá này nhé.
I. Hooligan là gì?
Hooligan ám chỉ một người hay nhóm người thường xuyên có hành vi phá hoại xung quanh trận đấu bóng đá. Những hành động mà nhóm người này có thể làm như đốt pháo sáng, ném đồ vật, chai nước khác vào các cầu thủ, huấn luyện viên hoặc các trọng trọng tài đang điều khiển trận đấu trên sân.
Thuật ngữ Hooligan được cho là xuất hiện chính thức vào những năm 1960 để chỉ quá trình chuyển từ các hành vi bạo lực mang tính chất nghi thức sang hành vi bạo lực mang tính chất có tổ chức.
II. Nguồn gốc của cụm từ Hooligan
Trong bóng đá, những hành động người hâm mộ quá khích diễn ra phổ biến tại Anh từ thế kỉ XIV. Tới thập kỷ 80 của thế kỷ XIX thì thế giới bắt đầu ghi nhận hooligan đầu tiên của bóng đá hiện đại. Biểu hiện ở việc nhóm người này tấn công và đe dọa người dân, trọng tài và cầu thủ chỉ vì đội bóng mà họ yêu thích.
Theo thông tin trong cuốn “Lịch sử bóng đá thế giới” lại ghi lại cho thấy những cuộc ẩu đả, xung đột đẫm máu trên khán đài bóng đá xuất hiện từ khá sớm. Trong đó phải kể tới trận đấu được diễn ra vào năm 1846 tại các trận Derby có tính chất cạnh tranh gay gắt quyết liệt giữa các đội bóng cùng thành phố với nhau. Ngay sau đó hàng loại cảnh sát, quân đội đã phải sử dụng hàng loạt biện pháp mạnh để trấn áp đội Hooligan này.
Một số ý kiến khác cho rằng tên gọi hooligan xuất xứ từ vùng Southwark, London có tên là Patrick Hooligan. Một ý kiến khác nữa thì đề cập đến những tay chơi trên đường phố Islington, thuộc London được gọi là “Hooley”. Từ này có gốc từ Ailen, nghĩa là hoang dại, vốn là tinh thần của những lễ hội tại đây.
III. Hậu quả của vấn nạn Hooligan
Hậu quả nghiêm trọng và đau lòng nhất mà những Hooligan trong bóng đá mang lại chính là việc nhiều người vô tội bị nạn Hooligan cướp đoạt đi sự sống. Lịch sử thế giới bóng đá đã ghi nhận nhiều vụ Hooligan tiêu biểu trong đó phải kể đến như:
- Thảm họa Heysel 1985 cướp đi mạng sống của 39 CĐV vô tội và gây thương tích cho 376 người.
- Thảm họa Hillsborough 1989 khiến 96 cổ động viên của CĐV Liverpool phải chết oan rúng động dư luận.
- Vụ hỗn loạn do Hooligan ở Ai Cập 2012 đã làm cho 74 người thương vong.
- Tại vòng loại Euro 2012, Serbia từng bị xử thua 0-3 vì CĐV gây rối trên khán đài trong trận gặp Italy.
- Đội tuyển Nga tại vòng loại Euro 2016 bị liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) quyết định trừ 6 điểm vì những hành vi quá khích của các CĐV xứ bạch dương.
Trên đây chỉ là một vài minh chứng nổi bật nhất về ảnh hưởng của Hooligan tới mạng sống con người. Bên cạnh những ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, văn hóa thì nó còn gây ra nhiều mất mát mà chẳng ai mong muốn.
Những hành động của các cổ động viên quá khích khiến đến đội bóng họ yêu thích bị trừng phạt. Tùy vào tính chất và mức độ nghiêm trọng, các đội bóng nếu không kiểm soát được vấn nạn Hooligan sẽ bị phạt tiền, bị cấm thi đấu, từ đó mà tinh thần thi đấu của các cầu thủ, ban lãnh đạo cũng bị sa sút, ảnh hưởng nghiêm trọng đến bộ mặt của đội.
Không chỉ vậy, vấn nạn Hooligan là nhân tố trực tiếp làm mất đi tinh thần thể thao lành mạnh vốn có của môn bóng đá. Bóng đá vốn là nơi thượng tôn pháp luật, tôn trọng bình đẳng về quyền con người. Tuy nhiên chính Hooligan đã tạo ra “vết nhơ” đậm sâu mà ngay cả thời gian cũng không thể làm mờ được.
IV. Vấn nạn Hooligan tại Việt Nam
Các hành động quá khích từ các cổ động viên này hiện cũng đã xuất hiện phổ biến ở Việt Nam và phổ biến trên thế giới. Thậm chí đã có rất nhiều trận đấu buộc phải tạm dừng lại do ảnh hưởng nghiêm trọng, gây mất trật tự đám đông, không đảm bảo vấn đề an ninh.
Năm 2016 khi đội tuyển quốc gia Việt Nam thi đấu với Indonesia tại khuôn khổ AFF Cup, các cổ động viên áo đỏ sao vàng đã ném vỡ cửa kính xe bus chở cầu thủ đội bạn.
Thời điểm xe bus chở đội tuyển Indonesia rời sân Mỹ Đình thì kính xe bị vật cứng ném vỡ khiến một vài cầu thủ đội khách bị chấn thương nhẹ. Liên đoàn bóng đá Indonesia sau đó đã báo cáo lên Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á cũng như Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) về hành vi xấu xí này của các cổ động viên Việt Nam.
Tại giải đấu quốc nội ở Việt Nam, tình trạng Hooligan cũng xuất hiện ở nhiều cổ động viên quá khích đến từ các câu lạc bộ.
Mới đây nhất, ngày 2-8, tại vòng 4 giai đoạn 2 V-League 2023, trong trận đấu giữa CLB Hà Nội gặp Hải Phòng trên sân Hàng Đẫy, rất nhiều lần các cổ động viên Hải Phòng liên tục ném pháo sáng xuống sân gây mất an ninh trật tự.
Đáng nói hơn, nó khiến một cổ động viên nhí bị bỏng nặng và phải đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện. Theo chẩn đoán, cổ động viên nhí này bị bỏng lửa 1% độ 2, 3 đùi trái.
Với vụ việc nghiêm trọng này, Ban kỷ luật VFF đã trừng phạt thích đáng với số tiền lên đến 70 triệu đồng dành cho đội chủ nhà CLB Hà Nội khi không đảm bảo vấn đề an ninh trên sân. Ngoài ra, nhóm cổ động viên Hải Phòng cũng bị phạt với số tiền tương đương vì hành vi xấu xí của mình, cùng với án phạt cấm vào sân ở trận đấu kế tiếp trên sân nhà của CLB Hà Nội khi hai đội gặp nhau tại các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia.
V. Tổng kết
Trên đây là những thông tin liên quan về câu hỏi Hooligan là gì mà có thể nhiều người hâm mộ chưa nắm rõ. Có thể thấy dù xã hội ngày càng phát triển nhưng vấn nạn Hooligan vẫn luôn tồn tại ở đó vài chưa có dấu hiệu chấm dứt. Để bóng đá là môn thể thao Vua, nhân văn và an toàn, những người yêu bóng đá xin hãy tận hưởng và thưởng thức môn thể thao này một cách văn minh nhất.