Trong một số trường hợp dị ứng cấp tính có thể dẫn đến tình trạng sốc phản vệ với nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời. Bài viết dưới đây của experimentaljelly.com chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sốc phản vệ là gì, cách xử trí trong trường hợp này.
I. Sốc phản vệ là gì?
Sốc phản vệ được định nghĩa là phản ứng dị ứng cấp nghiêm trọng, có khả năng dẫn đến tử vong cao. Phản ứng sốc phản vệ có thể xảy ra trong vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với các chất dụ ứng như thuốc, kiến đốt… hoặc những thực phẩm không phù hợp với cơ thể của mỗi người như tôm, sữa, đậu phộng…
Sốc phản vệ sẽ khiến hệ thống miễn dịch giải phóng một lượng lớn các chất trung gian hóa học khiến huyết áp giảm đột ngột, gây khó thở.
Theo thống kê thì tình trạng sốc phản vệ có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Người bị sốc phản vệ cần được đến cơ ở y tế ngay lập tức để được tiêm epinephrine.
II. Triệu chứng, nguyên nhân sốc phản vệ
Để có thể nhận biết được sốc phản vệ là gì, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng dưới đây.
1. Triệu chứng của sốc phản vệ
Các triệu chứng của sốc phản vệ thường xảy ra trong vòng vài phút sau khi bạn tiếp xúc với chất dị ứng (dị nguyên). Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này cũng có thể xảy ra sau nửa giờ hoặc lâu hơn. Thậm chí trong một số trường hợp hiếm, tình trạng sốc phản vệ còn xảy ra sau nhiều giờ.
Triệu chứng của sốc phản vệ phổ biến, thường gặp nhất là:
- Trên da xuất hiện các nốt phát ban, da nóng bừng bừng; ngứa ran bàn tay, miệng hoặc bàn chân.
- Huyết áp hạ
- Cảm thấy buồn nôn, chóng mặt hoặc ngất xỉu
- Sưng lưỡi hoặc môi
- Cảm giác như có khối u trong cổ họng, khó nuốt
- Cảm thấy thở khó khăn
Vậy nên, nếu bạn cho rằng mình bị sốc phản vệ thì hãy nhanh chóng tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ, nhân viên y tế để tránh gặp các biểu hiệu nguy hiểm hơn.
2. Nguyên nhân sốc phản vệ
Các nguyên nhân gây ra tình trạng sốc phản vệ ở trẻ em là do dị ứng với thực phẩm như đậu phộng, sữa, tôm, động vật có vỏ… Còn đối với người lớn, ngoài nguyên nhân từ thực phẩm thì còn có các nguyên nhân khác như:
- Dị ứng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau…
- Bị côn trùng đốt như kiến lửa, ong bắp cày
- Một số người bị sốc phản vệ do chạy bộ, tập thể dục nhịp điệu, hoạt động thể chất cường độ thấp… Ăn một số loại thực phẩm trước khi tập thể dục.
Trường hợp bạn không tìm ra được nguyên nhân dị ứng thì có thể thực hiện các xét nghiệm dị ứng để biết được nguyên nhân. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, người bị dị ứng không tìm được nguyên nhân của sốc phản vệ hay còn gọi là sốc phản vệ vô văn.
Dù không có nhiều nguy cơ gây sốc phản vệ nhưng một số yếu tố dưới đây cũng có thể làm tăng nguy cơ:
- Từng bị sốc phản vệ trong quá khứ: Nếu bạn đã từng bị sốc phản vệ 1 lần thì nguy cơ gặp phải phản ứng nghiêm trọng này sẽ tăng lên. Mức độ phản ứng trong tương lai sẽ nguy hiểm, nghiêm trọng hơn so với lần đầu
- Bị hen suyễn hoặc dị ứng: Nếu bạn mắc 1 trong 2 tình trạng này thì đều có nguy cơ bị sốc phản vệ cao.
- Một số yếu tố khác như bệnh tim, chứng tăng sản bào…
III. Sốc phản vệ nguy hiểm như thế nào?
Như đã đề cập, sốc phản vệ là phản ứng dị ứng nghiêm trong có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Chúng xuất hiện rất nhanh, vì thế người bệnh ngoài việc hiểu được sốc phản vệ là gì, thì cần hiểu rõ mức độ nguy hiểm của phản ứng này.
Diễn biến của sốc phản vệ được chia thành 3 mức độ, cụ thể như sau:
- Mức độ diễn biến nhẹ: với biểu hiện là lo lắng, sợ hãi, đau đầu, chóng mặt. Có những trường hợp xuất hiện tình trạng mẩn ngứa, buồn nôn, tê ngón tay, khó thở… Phổi có tiếng ran rít, tim đập nghe không rõ. Huyết áp tụt nhanh và nhịp tim nhanh.
- Mức độ diễn biến trung bình: biểu hiện là chóng váng, mày đay khắp người, khó thở, đôi khi rơi vào tình trạng hôn mê, chảy máu mũi, co giật. Khi kiểm tra thì phát hiện da tái nhợt, môi thâm, đồng tử giãn. Tim đập yếu, không đo được huyết áp.
- Mức độ diễn biến nặng: tình trạng này xảy ra ngay trong những phút đầu tiên với tốc độ chớp nhoáng khiến người bệnh hôn mê, co giật, da tím tái, không đo được huyết áp và tử vong cao.
IV. Cách phòng ngừa sốc phản vệ
Nếu bạn đã từng bị dị ứng nghiêm trọng hoặc sốc phản vệ trong quá khứ thì hãy cố gắng ngăn ngừa các đợt tái phát bằng một số cách sau:
- Xác định nguyên nhân khiến bạn dị ứng hoặc sốc phản vệ để tránh tiếp xúc với các dị nguyên. Nếu bạn đã sốc phản vệ mà chưa được chẩn đoán dị ứng thì nên đến các cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm nhằm xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng.
- Xác định nguyên nhân gây sốc phản vệ: Nên xem xét những thực phẩm bạn đã ăn, thuốc đã uống, những vết côn trùng cắn trên da… để xác định được nguyên nhân chính gây ra tình trạng sốc phản vệ. Điều này sẽ giúp ích cho các bác sĩ trong quá trình điều trị.
- Tránh các yếu tố kích hoạt sốc phản vệ: giảm nguy cơ tiếp xúc với các chất dị ứng trong thực phẩm bằng cách kiểm tra thành phần của thực phẩm, nhớ một số loại thực phẩm có chứa chất gây dị ứng tiềm ẩn…
- Bạn cũng cần phải thận trọng với côn trùng khi chúng đang ở gần. Đồng thời thông báo cho các bác sĩ về tình trạng dị ứng thuốc của bản thân trước khi họ kê toa.
- Nếu có thể hãy mang theo ống tiêm Epinephrine tự động.
Hy vọng những thông tin từ bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ sốc phản vệ là gì. Từ đó bạn sẽ nắm được cách điều trị hiệu quả khi gặp phải tình trạng nguy hiểm này.