Đau bụng kinh nên ăn uống gì? 

Theo chu kỳ, mỗi tháng 1 lần chị em sẽ “rụng dâu”. Khi đến ngày này, hầu hết các chị em đều cảm thấy mệt mỏi, đau lưng, đau bụng. Vậy hiện tượng đau bụng kinh này là gì và nên ăn uống gì để cải thiện tình trạng đau bụng 1 cách hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé. 

I. Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh là trạng thái thường xuất hiện trước hoặc trong những ngày “đèn đỏ” diễn ra. Nó có thể là cơn đau âm ỉ, cũng có thể co thắt, quằn quại ở vùng bụng dưới, kèm theo đó còn bị đau nhức lưng khiến chị em cực kỳ mệt mỏi và khó chịu. 

dau-bung-kinh-nen-an-uong-gi
Đau bụng kinh là gì?

Ngoài ra đau bụng kinh còn được hiểu là hiện tượng chảy máu từ bên trong tử cung ra bên ngoài do lớp niêm mạc tử cung bị bong khi hiện tượng thụ thai không xảy ra.

Hiện tượng này rất bình thường, nó chỉ là quá trình thay đổi hormone sinh dục nữ nhưng có làm ảnh hưởng đến 1 số cơ quan khác của cơ thể như ngực, tử cung, âm đạo, buồng trứng, hệ thống thần kinh nội tạng… Với nhiều người, đến tháng chỉ bị đau bụng bình thường, ở mức chịu đựng được và họ vẫn có thể hoạt động, làm việc 1 cách bình thường. Nhưng cũng có những chị em gặp phải tình trạng đau dữ dội, những cơn đau này kéo dài từ 2-4 ngày tùy cơ địa mỗi người. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động hàng ngày của chị em phụ nữ. 

II. Nguyên nhân đau bụng kinh là gì?

Khi trứng trong cơ thể người phụ nữ rụng theo chu kỳ hàng tháng nhưng không được thụ tinh với tinh trùng sẽ dẫn đến việc tử cung tăng co bóp để làm bong tróc lớp niêm mạc, tống xuất trứng ra ngoài. Việc tử cung co bóp cũng khiến các mạch máu ở lớp niêm mạc bị chèn ép khiến cho máu và oxy cung cấp đến tử cung bị gián đoạn. Khi thiếu oxy các mô ở trong tử cung sẽ được giải phóng dẫn đến hiện tượng đau bụng kinh.

dau-bung-kinh-nen-an-uong-gi
Nguyên nhân đau bụng kinh là gì?

Trong đó prostaglandin là chất khiến cho tử cung co bóp mạnh nhất. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng nếu đến kỳ mà bị đau bụng kinh dữ dội chứng tỏ trong cơ thể họ có tích tụ nhiều prostaglandin. 

III. Nên ăn uống đồ gì để giảm đau bụng kinh?

Thông thường, mỗi kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 3-5 ngày tùy từng người, nhưng hiện tượng đau lưng, mệt mỏi có thể được giảm dần ở những ngày cuối kinh nguyệt. Dù vậy, cơn đau nào cũng khiến chị em cảm thấy mệt mỏi và khó chịu cả. Để cải thiện tình trạng này, các bạn có thể thử 1 số cách sau được các chuyên gia sinh sản của experimentaljelly.com khuyên:

1. Uống nhiều nước lọc ấm

Nước ấm có vai trò giữ cân bằng nhiệt độ trong cơ thể, vì thế khi uống đủ 1 lượng nước ấm cần thiết sẽ giúp máu tuần hoàn tốt hơn, từ đó điều tiết các hoạt động co thắt tử cung giảm giúp bạn cảm thấy đỡ đau bụng hơn. Ngoài ra nước ấm còn giúp cơ thể của chị em phụ nữ được thoải mái và thư giãn hơn. Nếu cơn đau ở mức độ nhẹ thì sau uống nước ấm tầm 10 phút là bạn đã cảm thấy sự thay đổi rõ rệt rồi. Những ngày bị đau bụng kinh chị em nên uống từ 2-3 lít nước 1 ngày. 

2. Uống trà gừng

dau-bung-kinh-nen-an-uong-gi
Uống tra gừng có tác dụng tán huyết ứ đọng và giảm đau hiệu quả

Gừng cũng là 1 loại củ có tính ấm, uống khi đến ngày “rụng dâu” có tác dụng tán huyết ứ đọng và giảm đau hiệu quả. Các chất chống oxy hóa ở gừng có khả năng làm dịu và điều hòa hoạt động co bóp của tử cung. Nhờ đó mà bạn sẽ giảm được đau bụng khi uống trà gừng ấm. Cảm giác mệt mỏi cũng sẽ được cải thiện.

Các bạn có thể lấy gừng tươi pha cùng nước đường ấm hoặc dùng các gói trà gừng đóng gói sẵn để lọc lấy nước. Hiện nay có rất nhiều loại trà gừng được bày bán ở các siêu thị, hiệu thuốc, pha với nước và dùng trực tiếp. 

3. Uống nước dừa

Nước dừa rất dễ uống và lành tính, ích khí, tính bình, có tác dụng khử phong. Khi đến tháng uống nước dừa sẽ giúp hỗ trợ quá trình tạo máu, giúp ích nhiều cho chị em có kỳ kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt hoặc thiếu kinh. 

dau-bung-kinh-nen-an-uong-gi
Nước dừa rất dễ uống và lành tính

Trong nước dừa còn có chất điện giải giúp cơ thể ngăn ngừa hiện tượng mất nước, đồng thời hỗ trợ đẩy máu kinh ra ngoài được dễ dàng hơn, tăng cường hệ miễn dịch, giúp giảm cảm giác đau đớn, buồn nôn.

4. Uống nước mật ong quế

Quế cũng là 1 loại thảo dược có tính ấm, tác dụng làm ấm tử cung, giảm đau rất hiệu quả. Các chất chống oxy hoa trong quế giúp điều hòa hoạt động của tử cung và buồng trứng rất tốt, vì thế nó sẽ giúp ích nhiều trong việc giảm đau, chống viêm. 

Các bạn có thể pha nước quế với mật ong cho dễ uống, 1 vài thanh quế nhỏ pha với mật ong bằng nước ấm trong vòng 20 phút, khuấy đều là có thể sử dụng trực tiếp. 

5. Uống nước chè xanh

Trong lá chè xanh có chứa chất polyphenol có tác dụng chống ung thư và giảm đau viêm tử cung trong kỳ kinh nguyệt rất tốt. Ngoài ra lá chè xanh còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp cân bằng điện giải, điều hòa hoạt động co bóp của tử cung. 

dau-bung-kinh-nen-an-uong-gi
Nước chè xanh có tác dụng giảm đau bụng kinh hiệu quả

Vì thế trong những ngày kinh nguyệt uống nước chè xanh loãng góp phần làm giảm các cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên nhược điểm của lá chè xanh là làm giảm đi lượng sắt hấp thụ vào cơ thể và 1 số chất dinh dưỡng khác. Vì thế các bạn chỉ nên uống nước chè xanh từ 2-3 ngày đầu trong giai đoạn đèn đỏ là được rồi.

III. Kết luận

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về hiện tượng đau bụng kinh và những lời khuyên hữu ích về đồ ăn giảm đau bụng kinh để chị em phụ nữ có thể tham khảo. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn mỗi kỳ kinh nguyệt hỏi thăm. Các bạn có thể tham khảo thêm 1 số mẹo hay khác tại mục tin tức của chúng tôi.